Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Máy đo 2D là gì? Các đặc điểm của máy đo 2D

  Máy đo 2D hay máy phóng hình, máy chiếu biên dạng là một loại máy đo quang học, nguyên tắc đo tương tự như của máy đo hiển vi. Bằng cách đặt đối tượng cần đo trên bàn máy và chiếu ánh sáng từ bên dưới, đường viền của đối tượng sẽ được chiếu trên màn hình. Một số máy đo 2D cỡ lớn có đường kính màn hình lên tới hơn 1m. »  Bấm vào đây để xem các máy đo 2D Mitutoyo Vai trò của máy đo 2D Máy đo 2D cho phép đo lường những chi tiết tưởng chừng như không thể với cách đo lường thông thường. Một bộ phận rất nhỏ hoặc một vùng của chi tiết mà phải mất rất nhiều thời gian để đo lường, kiểm tra thì để đảm bảo độ chính xác, máy đo 2D chính là thiết bị cần thiết để trợ giúp. Máy đo 2D giúp phóng đại chi tiết chính xác theo tỷ lệ gốc của chi tiết cần đo, qua đó giúp tăng không gian làm việc cho người thực hiện công việc đo kiểm.  Máy đo 2D  được sử dụng trong một loạt ứng dụng trong ngành công nghiệp, chẳng hạn như đo kiểm các bánh răng, ren, trục cam, các chi tiết có hình dạng phứ...

Các dụng cụ cắt gọt phổ biến trong gia công cơ khí

  Dụng cụ cắt gọt cơ khí là gì? Dụng cụ cắt gọt cơ khí, cũng được gọi là dao cụ cắt gọt kim loại là những dụng cụ cơ khí có độ cứng cao hơn độ cứng của chi tiết gia công, với công dụng tạo hình chi tiết sản phẩm bằng cách cắt gọt phôi để loại bỏ đi những phần kim loại thừa.  Những dụng cụ cắt gọt này đa dạng chủng loại, kiểu dáng, thiết kế và chúng sẽ hoạt động khi được lắp vào các máy công cụ như máy tiện, máy phay, máy khoan, máy bào,… để thực hiện các chức năng gia công chuyên dụng trong cơ khí như tiện, phay, khoan, doa, bào, taro,… giúp tạo và hoàn thiện các chi tiết, đáp ứng cho việc lắp ráp, chế tạo hoặc sửa chữa máy móc, thiết bị. Công ty Tinh Hà là đại lý ủy quyền hãng Sumitomo tại Việt Nam, cung cấp đa dạng các dòng dụng cụ cắt gọt chất lượng cao của hãng Sumitomo Nhật Bản. Xem đầy đủ bài viết tại:  https://tinhha.com.vn/dung-cu-cat-got-co-khi-chinh-xac/

Nên mua máy CNC cũ hay mới? Phân tích ưu nhược điểm

  Sự phát triển của công nghệ kỹ thuật đã giúp cho quá trình gia công cơ khí được thực hiện nhanh chóng và chính xác hơn bằng các máy CNC. Càng ngày thì độ quan trọng của các máy gia công CNC càng lớn bởi yêu cầu về chất lượng và năng suất gia công ngày càng cao. Bởi vậy các doanh nghiệp, xưởng gia công cũng tìm mua các máy CNC nhiều hơn thay cho những máy gia công thủ công. Vậy thì nên mua máy CNC cũ hay máy CNC mới, cần lựa chọn như thế nào cho hợp lý với thực tế doanh nghiệp của bạn. Trong bài viết này, Tinh Hà sẽ đưa ra những phân tích về ưu nhược điểm của những máy CNC cũ và mới để giúp các bạn có lựa chọn máy CNC phù hợp nhất. Tinh Hà cũng là đại lý ủy quyền phân phối máy CNC của những thương hiệu nổi tiếng gồm  OKUMA ,  MAXMILL ,  ARISTECH  và bạn có thể  bấm xem tất cả các dòng máy CNC Tinh Hà phân phối tại đây . Xem đầy đủ bài viết tại:  https://tinhha.com.vn/nen-mua-may-cnc-cu-hay-moi-phan-tich-uu-nhuoc-diem/

Máy đo hiển vi công nghiệp – các đặc điểm và cách sử dụng

  Máy đo hiển vi là gì? Máy đo hiển vi  là một thiết bị đo lường kết hợp giữa kính hiển vi quang học và một màn hình có thể di chuyển chính xác theo các hướng XY, với chức năng kiểm tra và đo kích thước các vật thể, chi tiết hoặc một phần chi tiết bằng cách phóng to kích cỡ vật thể, chi tiết cần đo theo các tỷ lệ nhất định. Các vật thể, chi tiết được đo trên máy đo hiển vi thường là có kích thước nhỏ đến rất nhỏ, mà phép đo kích thước rất khó hoặc không thể thực hiện chính xác bằng những phương pháp đo thông thường. Vì phép đo trên máy đo hiển vi có thể thực hiện mà không cần tiếp xúc nên không có nguy cơ làm hỏng đối tượng cần đo. Xem đầy đủ bài viết tại:  https://tinhha.com.vn/may-do-hien-vi-nganh-co-khi-cac-dac-diem-va-cach-su-dung/

Căn mẫu là gì? Chọn căn mẫu bằng thép hay ceramic

  Căn mẫu là dụng cụ không thể thiếu đối với những người làm trong ngành cơ khí chính xác. Nhưng chọn sử dụng loại bằng thép hay ceramic? Làm thế nào để biết loại nào phù hợp với công việc của bạn. Trong bài viết này, Tinh Hà sẽ mang đến cho bạn những đặc điểm của hai loại   căn mẫu   thép và ceramic, giúp bạn có sự lựa chọn dễ dàng hơn. Căn mẫu là gì? Căn mẫu là dụng cụ đo được phát minh bởi Carl Edvard Johansson có hình dạng là một khối hình hộp chữ nhật, với các bề mặt được làm cực kỳ phẳng và độ song song của các mặt đối diện gần như tuyệt đối, đảm bảo cho độ chính xác cực cao về kích thước.  »  Bấm xem các bộ căn mẫu Mitutoyo Chúng được dùng chủ yếu để căn chỉnh kích thước chuẩn cho các thiết bị và dụng cụ đo lường hoặc các chi tiết gia công. Cũng được dùng để làm tiêu chuẩn kiểm tra dung sai, kích thước của các dụng cụ đo như  thước cặp ,  thước panme ,  đồng hồ so … Và sử dụng để đo kiểm các rãnh, khe trên các chi tiết sau gia công. Căn mẫu...

Công nghệ chế tạo dụng cụ cắt gọt của Sumitomo

  Công nghệ vật liệu Carbide Carbide “IGETALLOY” được phát triển bởi  Sumitomo  là một hợp kim có độ cứng đứng thứ hai sau kim cương và có độ dẻo dai tương tự như thép. Là vật liệu chế tạo dụng cụ cắt gọt trong suốt 80 năm qua, với nhiều thay đổi, cải tiến, đáp ứng đa dạng các ứng dụng, carbide đã trở nên phổ biến rộng rãi với hiệu suất vượt trội của nó. Một loạt các dòng sản phẩm IGETALLOY của Sumitomo đáp ứng tất cả các nhu cầu gia công, bao gồm   Công cụ tiện Đài phay Dao phay Khoan Công nghệ sản xuất các sản phẩm IGETALLOY Nguyên liệu bột Sử dụng bột nguyên liệu chọn lọc bao gồm tungsten carbide (WC) and cobalt (Co). Pha trộn Máy trộn được sử dụng để trộn hai hoặc nhiều loại bột với chất lỏng đồng đều với nhau. Tạo hạt Chất lỏng hỗn hợp được đẩy ra qua một vòi phun vào môi trường khí ở nhiệt độ cao để làm khô, do đó tạo ra bột dạng hạt hoàn chỉnh. Ép Bột đã hoàn thành được đổ đầy vào khuôn của máy ép và hình dạng đã định hình được tạo thành bằng cách dùng áp lực ...

Các tiêu chuẩn và cấp độ của độ nhám bề mặt

  Độ nhám được đánh giá bằng độ nhấp nhô của profin, được tạo thành giữa giao tuyến của bề mặt thực chi tiết và mặt phẳng vuông góc với bề mặt thực. Hai thông số bao gồm sai lệch trung bình Ra và chiều cao nhấp nhô Rz sẽ được sử dụng để đưa ra kết luận. Để xác định được độ nhám bề mặt chi tiết, người ta sử dụng các   máy đo độ nhám   chuyên dụng.  Một đầu kim của máy đo độ nhám sẽ dò trên bề mặt của chi tiết cần đo, khi cho chi tiết dịch chuyển với một tốc độ nhất định, thì đầu dò kim sẽ có những dịch chuyển theo chiều vuông góc với bề mặt chi tiết. Do bề mặt có những mấp mô và độ nhạy của đầu dò là rất cao nên đường bao (hay biên dạng) của bề mặt chi tiết sẽ được ghi lại thành biểu đồ tương ứng. Dựa vào biểu đồ này mà có thể xác định được độ nhám bề mặt chi tiết. Sai lệch trung bình Ra (µm):  là trung bình số học các giá trị tuyệt đối của profin (hi) trong khoảng chiều dài chuẩn (L).  Chiều cao nhấp nhô Rz (µm):  là trị số trung bình của tổng các giá ...