Độ nhám được đánh giá bằng độ nhấp nhô của profin, được tạo thành giữa giao tuyến của bề mặt thực chi tiết và mặt phẳng vuông góc với bề mặt thực. Hai thông số bao gồm sai lệch trung bình Ra và chiều cao nhấp nhô Rz sẽ được sử dụng để đưa ra kết luận. Để xác định được độ nhám bề mặt chi tiết, người ta sử dụng các máy đo độ nhám chuyên dụng.
Một đầu kim của máy đo độ nhám sẽ dò trên bề mặt của chi tiết cần đo, khi cho chi tiết dịch chuyển với một tốc độ nhất định, thì đầu dò kim sẽ có những dịch chuyển theo chiều vuông góc với bề mặt chi tiết. Do bề mặt có những mấp mô và độ nhạy của đầu dò là rất cao nên đường bao (hay biên dạng) của bề mặt chi tiết sẽ được ghi lại thành biểu đồ tương ứng. Dựa vào biểu đồ này mà có thể xác định được độ nhám bề mặt chi tiết.
- Sai lệch trung bình Ra (µm): là trung bình số học các giá trị tuyệt đối của profin (hi) trong khoảng chiều dài chuẩn (L).
- Chiều cao nhấp nhô Rz (µm): là trị số trung bình của tổng các giá trị tuyệt đối của chiều cao 5 đỉnh cao nhất và chiều sâu của 5 đáy thấp nhất của profin trong khoảng chiều dài chuẩn (L).
Nhận xét
Đăng nhận xét