Mỗi loại dụng cụ cắt gọt kim loại đều sẽ bị mài mòn theo những cách nhất định. Sự hao mòn này của dụng cụ cắt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả gia công và chất lượng bề mặt của sản phẩm.
Mài mòn là hiện tượng vật liệu bị loại bỏ không mong muốn trên một hoặc cả hai bề mặt cọ xát hoặc va chạm tương đối với nhau, gây ra các hư hỏng bề mặt. Trong gia công cắt gọt kim loại, do sự mài mòn mà khả năng cắt của dụng cụ cắt gọt sẽ giảm dần cho đến khi dụng cụ đó không tiếp tục cắt được nữa.
Mòn dụng cụ cắt là chỉ tiêu đánh giá khả năng làm việc của dụng cụ cắt gọt bởi nó hạn chế tuổi bền của dụng cụ.
Mài mòn dụng cụ cắt gọt (dao tiện, dao phay, khoan,…) là một quá trình phức tạp gây ra bởi tác động đồng thời của ứng suất cơ và nhiệt của dao cắt, xảy ra kèm theo những hiện tượng lý hóa tại vùng tiếp xúc của dụng cụ cắt với phoi và chi tiết gia công.
Sự mài mòn, trong nhiều trường hợp có thể làm hỏng dụng cụ cắt do sự thay đổi quá nhiều ở hình dạng và thông số hình học của phần cắt, điều đó khiến ảnh hưởng xấu đến quá trình gia công, chẳng hạn như làm hỏng bề mặt chi tiết phôi. Điều này thường xảy ra khi các điều kiện gia công không phù hợp với khả năng hoạt động và độ bền của dụng cụ cắt.
Theo Shaw thì mài mòn dụng cụ cắt có thể được gây ra bởi các cơ chế chính gồm do chảy dính, cào xước, oxy hóa, khuếch tán. Các cơ chế mòn này xảy ra đồng thời trong quá trình cắt gọt, tuy nhiên tùy theo điều kiện cắt cụ thể mà một cơ chế nào đó sẽ chiếm ưu thế hơn cả.
Theo Loffer trong gia công cắt gọt kim loại thì nhiệt độ cắt (hay vận tốc cắt) là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến các cơ chế mài mòn. Với vận tốc cắt thấp và trung bình, cơ chế mòn do dính và cào xước chiếm ưu thế. Với vận tốc cắt tăng (nhiệt độ cắt cao) thì dụng cụ cắt bị mài mòn chủ yếu bởi oxy hóa và khuếch tán.
Xem thêm tại https://tinhha.com.vn/mai-mon-va-tuoi-ben-cua-dung-cu-cat-got-kim-loai-nganh-co-khi/
Nhận xét
Đăng nhận xét