Máy đo độ cứng là một trong những thiết bị đo được sử dụng khá phổ biến trong ngành cơ khí, bao gồm các máy để bàn và cầm tay để kiểm tra độ cứng kim loại, nhựa, cao su. Hãy cùng Tinh Hà tìm hiểu về máy đo độ cứng vật liệu trong bài viết này.
Tinh Hà cũng là đại lý ủy quyền phân phối các máy đo độ cứng của hãng Mitutoyo tại Việt Nam. Nếu các bạn đang có nhu cầu tìm mua máy đo độ cứng thì có thể bấm vào mục sản phẩm liên quan phía dưới để xem chi tiết các máy đo độ cứng của Mitutoyo.
» Sản phẩm liên quan: MÁY ĐO ĐỘ CỨNG MITUTOYO

Độ cứng là gì? Máy đo độ cứng là gì?
Tinh Hà cũng là đại lý ủy quyền phân phối các máy đo độ cứng của hãng Mitutoyo tại Việt Nam. Nếu các bạn đang có nhu cầu tìm mua máy đo độ cứng thì có thể bấm vào mục sản phẩm liên quan phía dưới để xem chi tiết các máy đo độ cứng của Mitutoyo.
» Sản phẩm liên quan: MÁY ĐO ĐỘ CỨNG MITUTOYO

Độ cứng là gì? Máy đo độ cứng là gì?

Máy đo độ cứng Mitutoyo HM-200 Series 810
Trong thực tế, độ cứng là khái niệm được sử dụng đối với rất nhiều loại vật chất, như độ cứng của kim loại, độ cứng của nước (dung dịch), độ cứng của cao su (vật liệu đàn hồi), độ cứng thuốc viên,… Tuy nhiên, trong ngành cơ khí, chúng ta chỉ quan tâm đến độ cứng của các vật liệu rắn, vật liệu đàn hồi như kim loại, nhựa, cao su. Và trong bài viết này, Tinh Hà chỉ tập trung vào độ cứng của kim loại (vật liệu rắn).
Độ cứng là một trong những yếu tố xác định độ bền của vật liệu, cũng như độ bền của chi tiết, thiết bị được tạo ra từ vật liệu đó. Độ cứng của kim loại hay vật liệu rắn được định nghĩa là khả năng chống lại sự biến dạng (thường là vết lõm) của vật liệu rắn dưới tác dụng của một lực nào đó, thường là lực xuyên thấu. Xác định độ cứng có ý nghĩa rất quan trọng trong lĩnh vực gia công tạo hình sản phẩm.
Và để xác định độ cứng của vật liệu, trong ngành cơ khí có những thiết bị được dùng để xác định độ cứng theo các phương pháp Brinell, Rockwell, Vicker,... thường dựa vào kích thước, độ sâu của vết lõm để tính toán. Thiết bị đó được gọi là máy đo độ cứng.
Máy đo độ cứng rất cần thiết trong gia công cơ khí, chẳng hạn như để lựa chọn được mũi gia công phù hợp với vật liệu gia công thì biết được độ cứng của phôi là điều cần thiết, bởi chỉ có dao cắt có độ cứng cao hơn vật liệu thì mới cắt gọt tạo hình được vật liệu đó.
Máy đo độ cứng trong cơ khí có thể đo được nhiều loại vật liệu kim loại và phi kim khác nhau như sắt, thép, đồng, nhôm, kẽm… và cả cao su, nhựa… Nó cũng có thể đo được các vật liệu có dạng nhỏ, mỏng, cong… chẳng hạn như trên các bo mạch điện tử.
Trong thực tế, độ cứng là khái niệm được sử dụng đối với rất nhiều loại vật chất, như độ cứng của kim loại, độ cứng của nước (dung dịch), độ cứng của cao su (vật liệu đàn hồi), độ cứng thuốc viên,… Tuy nhiên, trong ngành cơ khí, chúng ta chỉ quan tâm đến độ cứng của các vật liệu rắn, vật liệu đàn hồi như kim loại, nhựa, cao su. Và trong bài viết này, Tinh Hà chỉ tập trung vào độ cứng của kim loại (vật liệu rắn).
Độ cứng là một trong những yếu tố xác định độ bền của vật liệu, cũng như độ bền của chi tiết, thiết bị được tạo ra từ vật liệu đó. Độ cứng của kim loại hay vật liệu rắn được định nghĩa là khả năng chống lại sự biến dạng (thường là vết lõm) của vật liệu rắn dưới tác dụng của một lực nào đó, thường là lực xuyên thấu. Xác định độ cứng có ý nghĩa rất quan trọng trong lĩnh vực gia công tạo hình sản phẩm.
Và để xác định độ cứng của vật liệu, trong ngành cơ khí có những thiết bị được dùng để xác định độ cứng theo các phương pháp Brinell, Rockwell, Vicker,... thường dựa vào kích thước, độ sâu của vết lõm để tính toán. Thiết bị đó được gọi là máy đo độ cứng.
Máy đo độ cứng rất cần thiết trong gia công cơ khí, chẳng hạn như để lựa chọn được mũi gia công phù hợp với vật liệu gia công thì biết được độ cứng của phôi là điều cần thiết, bởi chỉ có dao cắt có độ cứng cao hơn vật liệu thì mới cắt gọt tạo hình được vật liệu đó.
Máy đo độ cứng trong cơ khí có thể đo được nhiều loại vật liệu kim loại và phi kim khác nhau như sắt, thép, đồng, nhôm, kẽm… và cả cao su, nhựa… Nó cũng có thể đo được các vật liệu có dạng nhỏ, mỏng, cong… chẳng hạn như trên các bo mạch điện tử.
Xem đầy đủ bài viết tại: https://tinhha.com.vn/may-do-do-cung-vat-lieu/
Nhận xét
Đăng nhận xét