Máy đo 3D (CMM) là gì?
Bằng cách sử dụng một phần mềm chuyên dụng, các số liệu đo đạc được từ những điểm chạm sẽ được tổng hợp để xác minh những kích thước quan trọng trên chi tiết cần đo và đưa ra thành những dữ liệu có thể sử dụng để so sánh với các bản vẽ thiết kế hoặc tệp CAD. Cũng có thể thiết kế ngược các chi tiết từ dữ liệu của CMM.
Cấu tạo máy đo 3D (CMM)
Một máy đo tọa độ (CMM) bao gồm 4 phần chính như sau.Thân máy: Chiếm phần lớn kích thước của máy CMM, thân máy thường được thiết kế với một bàn cố định cùng với hệ thống giá đỡ đầu dò (trục lắp đầu dò và trụ đỡ) có thể di chuyển được (bằng cách vận hành thủ công hoặc tự động). Những máy đo 3D di động thì được thiết kế đơn giản hơn với các cánh tay máy có khớp nối cho phép chuyển động linh hoạt.
Hệ thống điều khiển: Bao gồm một loạt những kết cấu cơ khí, truyền động, hệ thống cân bằng, các bảng mạch điện tử, màn hình hiển thị, bảng điều khiển hoặc tay cầm, cho phép điều khiển thủ công hoặc tự động những chuyển động đa chiều của đầu dò.
Đầu dò: Có nhiều loại đầu dò được sử dụng trên máy đo 3D, phổ biến nhất là đầu dò cơ khí (mechanical), đầu dò quang (optical), đầu dò laser (laser), đầu dò ánh sáng trắng (white light).
Phần mềm: Máy đo tọa độ sẽ không thể hoạt động nếu không có phần mềm chuyên dụng để thu thập, xử lý dữ liệu, cũng như điều khiển hệ thống. Tùy theo từng dòng máy đo tọa độ cũng như tùy theo hãng sản xuất mà sẽ có những phần mềm chuyên dụng dành riêng cho dòng máy đó.
5 máy đo 3D (CMM) đáng lựa chọn
- Máy đo CMM Mitutoyo Crysta-Apex V
- Máy đo quét laser 3D di động FARO Quantum ScanArm
- Máy đo tọa độ 3D Mitutoyo MiSTAR 555
- Máy đo 3D di động (CMM) FARO GAGE
- Máy đo tọa độ 3 chiều FARO Vantage Laser Trackers
Xem đầy đủ bài viết tại: https://tinhha.com.vn/may-do-toa-do-cmm-la-gi/
Nhận xét
Đăng nhận xét